5 bệnh thường gặp ở mèo do chế độ dinh dưỡng gây ra

7558
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Chế độ ăn uống cân bằng, chất lượng cao là nền tảng cho sức khỏe của mèo, nhưng bạn có biết tại sao không? Dưới đây chỉ là một vài bệnh thường thấy ở mèo bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn uống của chúng.

1.Bệnh béo phì

Béo phì là một dịch bệnh trên toàn quốc ở vật nuôi của chúng ta, ảnh hưởng đến hơn 50% số lượng mèo. Thậm chí tệ hơn, mèo bị bệnh béo phì dễ bị viêm khớp, tiểu đường, cao huyết áp và ung thư.

Hãy chú ý đặc biệt đến lượng calo và chất béo trong thức ăn của mèo. Mặc dù cả hai đều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng nhưng nếu dư thừa thì sẽ làm trầm trọng thêm bệnh béo phì ở mèo. Tương tự vậy, tìm ra một chế độ ăn có công thức đặc biệt để hạn chế lượng calo và chất béo có thể giúp mèo giảm cân hoặc bớt béo phì.

Xác định trọng lượng lý tưởng của thú cưng bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.

2.Bệnh viêm tụy

Bệnh viêm tụy hình thành khi tuyến tụy bị viêm, khiến cho các enzym tiêu hóa được giải phóng vào vùng bụng. Nếu điều này xảy ra, các enzym tiêu hóa sẽ bắt đầu phá vỡ chất béo và protein trong các cơ quan khác, cũng như trong tuyến tụy.

Jennifer Coates, DVM cho biết: “Ở mèo, chất béo trong chế độ ăn uống được biết là có liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm tụy và có thể kích thích bài tiết hormone, kích thích tuyến tụy tiết ra các hormon tiêu hóa”. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để xem liệu lượng chất béo trong chế độ ăn uống hiện tại có làm tăng nguy cơ viêm tụy hay không. Nếu con mèo của bạn đã bị viêm tụy, Tiến sĩ Coates khuyến cáo nên cho ăn thức ăn ngọt dịu, ít chất béo và dễ tiêu hóa.

3. Bệnh viêm đường tiết niệu ở mèo (FLUTD)

Bệnh viêm đường tiết niệu ở mèo (FLUTD) là một bệnh phức tạp gây ra các triệu chứng như đi tiểu không đúng chỗ (đi tiểu ngoài hộp vệ sinh), đi tiểu nhiều lần, khó đi tiểu, đi tiểu đau, nước tiểu có máu, chán ăn và dễ cáu gắt. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra bệnh FLUTD. Chẳng hạn như mèo bị căng thẳng do mới được chủ nhận nuôi, xuất hiện một thành viên mới trong gia đình, thay đổi thói quen hàng ngày (thay đổi lịch sinh hoạt, …), hoặc thay đổi môi trường (chuyển đến nhà mới, đồ nội thất mới, di chuyển đồ nội thất đến vị trí mới trong nhà, cải tạo, …). Các nguyên nhân khác như mức độ hoạt động thấp, trọng lượng dư thừa và chế độ ăn uống có vấn đề.

Nếu mèo mắc chứng bệnh này thì bạn nên cho chúng uống nhiều nước hoặc bổ sung thêm thực phẩm đóng hộp vào chế độ dinh dưỡng để tăng độ ẩm, giúp bệnh thuyên giảm. Trao đổi với bác sĩ thú y để tìm ra những cách tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh FLUTD.

4. Bệnh tim

Mèo cũng thường mắc bệnh tim như con người, đặc biệt nếu chế độ ăn uống không cân bằng đúng mức. Một tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tim ở mèo là lượng natri (muối) nạp vào cơ thể. Ken Tudor, DVM cho biết: “Tăng natri trong chế độ ăn uống làm tăng nồng độ natri lưu thông trong máu. Lượng natri tăng cao sẽ giữ nước trong mạch máu dẫn đến huyết áp tăng lên. Khi huyết áp tăng, tim bị bệnh phải gắng sức mở rộng vượt qua áp lực tăng để bơm máu từ tâm thất.”

Bạn đang cho mèo của mình ăn thực phẩm thừa? Thức ăn hiện tại của mèo có chứa quá nhiều natri không? Hãy trao đổi với bác sĩ thú y về những điều này và làm thế nào để chế độ dinh dưỡng có hàm lượng natri thấp hơn, giúp mèo khỏe hơn.

5. Tiêu chảy

Mèo bị tiêu chảy không phải là điều bất thường, nhưng bạn cần biết có hai loại tiêu chảy chính: tiêu chảy ruột non và tiêu chảy ruột già. Tiến sĩ Coates nói: “Mèo bị tiêu chảy ruột non thường đi ngoài lượng lớn phân mềm nhưng chỉ vài lần một ngày. Mèo bị tiêu chảy ruột già khi đại tràng không khỏe dẫn đến bị căng thẳng do thường xuyên phải đi phân lỏng trong ngày.”

Tiến sĩ Coates nói: “Đối với tiêu chảy ruột già, chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ đã được chứng minh là có lợi. Lý tưởng nhất là cho chúng ăn cả chất xơ hòa tan (loại vi khuẩn colonic sử dụng cho thực phẩm) và chất xơ không hòa tan (không thể tiêu hóa)”. Đối với tiêu chảy ruột non, Tiến sĩ Coates khuyến cáo nên cho ăn theo chế độ ngọt dịu, ít chất béo, dễ tiêu hóa.

Trao đổi với bác sĩ thú y về lượng chất béo, chất xơ, canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mèo của bạn. Thậm chí bạn có thể sẽ nhận được các khuyến nghị chế độ dinh dưỡng quan trọng mới cho thời kỳ sống và lối sống cụ thể của mèo nhà bạn.