8 Mẹo tập thể dục cho chó khi thời tiết nắng nóng

4465
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

8 Mẹo tập thể dục cho chó khi thời tiết nắng nóng

Mùa hè đã đến cùng với những tia nắng chói chang. Bạn muốn mang chó ra ngoài để hít thở không khí trong lành, tắm nắng và tập thể dục. Tuy nhiên, nhiệt độ ấm lên có thể mang lại những mối nguy hiểm nhất định cho thú cưng của bạn, chẳng hạn như quá nóng và mất nước. Dưới đây là tám mẹo được bác sĩ thú y phê duyệt mà bạn cần biết để đảm bảo chó luôn cảm thấy mát mẻ vào mùa hè trong giờ tập thể dục.

Thử tập thể dục vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối muộn

Đánh bại sức nóng bằng cách cho chó tập thể dục vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối muộn. Đây là thời điểm nhiệt độ ngoài trời thấp hơn trong ngày. Nếu bạn đang tập thể dục ngoài trời với chó của mình, hãy để nó đi bộ dưới bóng râm để tránh bớt ánh nắng mặt trời.

Ngoài nhiệt độ, chủ nuôi còn phải chú ý đến độ ẩm. Chó sẽ cảm thấy càng nóng khi độ ẩm càng cao. Chó tự làm mát cơ thể bằng cách thở hổn hển. Khi chó thở hổn hển, chúng thở ra không khí ẩm và hít thở không khí khô. Khi đó, độ ẩm trong cơ thể giảm xuống, giúp làm mát cơ thể chó.

Nghỉ giải lao giữa các hoạt động ngoài trời

Một cách khác để giữ mát cho chó là nghỉ ngơi giữa buổi tập thể dục. Hãy cho chó nghỉ ngơi và hồi phục dưới bóng râm. Bạn cũng có thể thử cho chó tập thể dục trong khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như 10 phút một lần, ba lần mỗi ngày thay vì tập trong một thời gian dài.

Mang theo nước

Hãy luôn mang theo một chai nước và một bát nước có thể gấp gọn (chẳng hạn như bát Prima) khi tập thể dục ngoài trời. Chủ nuôi nên nghỉ sau mỗi 15 phút để cho chó uống nước.

Chú ý đến mặt đất có nhiệt độ cao ở ngoài trời

Vào mùa hè, mặt đất hoặc các bề mặt khác có thể cực kỳ nóng. Nhựa đường nóng lên rất nhanh và thậm chí có thể đốt cháy các miếng đệm chân của thú cưng. Cát cũng rất nóng.

Điều quan trọng là phải kiểm tra xem bề mặt bạn đang bước lên có quá nóng đối với bàn chân chó hay không. Để thử nhiệt độ, bạn nên đặt nắm tay trên cát, bê tông hoặc lối đi. Nếu không thể giữ bàn tay trên bề mặt trong hơn năm giây thì không nên cho chó đi trên đó. Bạn cũng có thể trang bị giày bảo vệ chân cho chó khi thời tiết nóng bức, nhưng nếu bạn làm thế, hãy đi chậm hơn để chó theo kịp.

Hầu hết các chó không thể ngay lập tức thích nghi với giày bảo vệ. Hãy cho chó làm quen dần trước cho nó đi bộ quãng đường dài ở ngoài trời.

Tập thể dục trong nhà

Nếu trời quá nóng hoặc con chó của bạn không muốn tập thể dục dưới thời tiết oai bức thì bạn có thể thử một số hoạt động trong nhà có điều hòa. Chẳng hạn như chơi bắt đồ vật trên hành lang.

Đối với những con chó nhỏ, chỉ cần cho chúng bơi trong bồn tắm nhưng hãy giám sát quá trình để đề phòng nguy hiểm. Các bể bơi cho chó đang dần trở nên phổ biến hơn, nên đây cũng có thể là một lựa chọn nên cân nhắc.

Ngoài ra, bạn có thể cho chó tham gia các khóa học rèn luyện sự nhanh nhẹn, tập luyện hành vi hoặc phân phát đồ chơi. Chó sẽ có được những lợi ích về cả mặt tinh thần và thể chất vì chúng buộc phải di chuyển thường xuyên hơn.

Thận trọng hơn với các giống chó nhạy cảm nhiệt

Nếu bạn có một con chó giống đầu ngắn (chó có mũi ngắn/khuôn mặt như những con chó Pug, chó sục Boston và chó Bull Mỹ), bạn cần có biện pháp phòng ngừa khác khi cho chúng hoạt động dưới thời tiết oai bức. Những con chó này không thể thở hổn hển và tự làm mát cơ thể hiệu quả như các giống khác vì mũi ngắn nên đường hô hấp cũng ngắn hơn.

Nhận biết các dấu hiệu cho thấy nhiệt độ cơ thể chó quá cao

Chủ nuôi cần phải nhận biết được các dấu hiệu sốc nhiệt ở chó để đảm bảo rằng thú cưng đang tận hưởng thời gian ngoài trời thay vì chịu đựng đau khổ. Nhiều con chó sẽ ngừng đi bộ, tìm những chỗ râm mát để nghỉ ngơi hoặc đi bộ gần hơn với chủ nếu kiệt sức. Các dấu hiệu có thể là căng thẳng, chẳng hạn như ngáp hoặc chớp mắt quá nhiều; mất nước, chẳng hạn như nướu khô; hoặc thay đổi hành vi, chẳng hạn như đi bộ trước bạn hoặc kéo căng dây xích. Nếu con chó của bạn cho phép, hãy nhẹ nhàng đo nhiệt độ từ ở tai của nó. Phạm vi nhiệt độ bình thường của chó là 101 đến 102.5.

Các dấu hiệu khác cần lưu ý: nôn mửa và tiêu chảy hoặc nướu, lưỡi đỏ rực, có thể là dấu hiệu của bệnh tuần hoàn. Chó béo phì dễ bị nóng hơn và cũng cần được theo dõi cẩn thận. Nếu bạn thấy có những dấu hiệu này, tốt nhất là đưa chó đến bác sĩ thú y.

Làm mát cơ thể chó

Nếu bạn cảm thấy chó quá nóng, hãy đưa nó vào một tòa nhà có máy lạnh hoặc thoáng mát càng sớm càng tốt. Cho chó uống một bát nước đá hoặc thức ăn lạnh như bơ đậu phộng đông lạnh hoặc kem sữa, nhưng đừng ép chúng ăn hoặc uống nếu chúng không thích. Đặt con chó dưới một vòi sen mát (không lạnh) cũng sẽ giúp hạ nhiệt cơ thể, nhưng chỉ làm như vậy nếu chúng có vẻ đang tận hưởng. Ngoài ra, chủ nuôi cũng có thể thử phun nước vào con chó hoặc quấn chúng trong khăn lạnh. Nếu tình trạng của chúng không nhanh chóng trở lại bình thường thì hãy gọi cho bác sĩ thú y.