Chứng tăng đường huyết ở chó

5662
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Chứng tăng đường huyết ở chó

Nếu một con chó có mức glucose cao bất thường trong máu thì sẽ được xác nhận là mắc chứng tăng đường huyết. Glucose là loại đường đơn giản cũng là carbonhydrat tuần hoàn ở trong máu, và đây là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, nó thường được duy trì ở mức từ 75-120mg.

Insulin, một loại hormon do tuyến tụy tiết ra và giải phóng vào máu khi lượng glucose trong máu tăng cao, hormon insulin giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì mức đường trong máu. Nếu mức insulin thấp hoặc bị thiếu hụt nghiêm trọng thì dẫn đến lượng đường trong máu cao bất thường.

Một số nguyên nhân gây tăng đường huyết có thể là do viêm tuyến tụy, và việc không thể sản sinh ra đủ insulin, nguyên nhân thường là do hormone – hay thấy ở chó cái; chế độ ăn và nhiễm trùng cơ thể (ví dụ như răng, hoặc đường tiết niệu)

Những con chó trung hoặc lớn tuổi thường đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng tăng đường huyết và thường phổ biến ở chó cái hơn là chó đực. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kể loài chó nào, đặc biệt là giống chó nhỏ có khuynh hướng mắc bệnh này hơn, như beagles, cairn terries, dachshunds, miniature poodles và schnauzers.

Triệu chứng

Các triệu chứng lâm sàng thường khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây nên nó. Chú chó của bạn có thể có bất kỳ các triệu chứng nghiêm trọng nào, đặc biệt là những triệu chứng này được cho là kết quả từ việc việc tăng đường huyết tạm thời, nội tiết tố hoặc căng thẳng. Một số các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Hay khát nước
  • Đi tiểu nhiều
  • Buồn bã
  • Tụt cân
  • Béo phì, thừa cân
  • Luôn thấy đói
  • Mất nước
  • Đục thủy tinh thể
  • Mắt đỏ (do mạch máu bị viêm)
  • Lá gan to lên
  • Tổn thương dây thần kinh ở chân
  • Trầm cảm nặng (trong trường hợp do lượng đường trong máu quá cao)
  • Vết thương không lành được, nhiễm trùng tăng lên do lượng đường dư thừa quá mức trở thành thức ăn cho nấm và vi khuẩn
  • Tổn thương mô (do ảnh hưởng của việc oxy hóa (đốt cháy) lượng đường thừa trong mô)

Nguyên nhân

Ngoài nguyên nhân do bị căng thẳng thì việc tương tác với các loại thuốc có hại (như thuốc để điều trị giun sán và sử dụng dung dịch dinh dưỡng có chứa glucose cao, đây là những nguyên nhân có khả năng cao gây nên chứng tăng đường huyết trong máu

Cơ thể tiêu thụ glucose ít có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao

  • Đái tháo đường
  • Viêm tụy cấp
  • Mức progesteron cao
  • Thận bài tiết không hết chất thải ra ngoài

Sản sinh nhiều glucose

Nguyên nhân sinh lý

  • Ngay sau bữa ăn
  • Ráng sức (cố sức)
  • Hưng phấn, kích động
  • Căng thẳng

Nhiễm khuẩn

  • Nhiễm khuẩn trong cơ thể làm lượng đường trong máu tăng cao.
  • Nhiễm trùng răng
  • Nhiễm trùng thận
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Chẩn đoán

Bảng phân tích thành phần máu sẽ được đưa ra, bao gồm phân tích thành phần hóa học máu, công thức máu tổng quát và phân tích nước tiểu. Bác sỹ thú y sẽ lấy mẫu máu để xét nghiệm lượng đường trong máu. Trong một số trường hợp, bất thường duy nhất được phát hiện ra là việc tăng lượng đường trong máu. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có liên quan đến tình trạng có tính chất tạm thời như căng thẳng hoặc do hormon. Nếu như không có bệnh tiềm ẩn nào khác thì xét nghiệm máu thường cho ra kết quả bình thường.

Phân tích nước tiểu có thể tiết lộ lường đường trong máu cao hơn bình thường, mủ, vi khuẩn và lượng keton lớn trong nước tiểu thường được thấy ở những con vật bị bệnh tiểu đường. Mức insulin thấp cùng với lượng đường trong máu cao là dấu hiệu của đái tháo đường. Lượng enzym lipase và enzym amylase cao cho thấy tình trạng viêm tuyến tụy đang diễn ra. Trong một số trường hợp, men gan cao do chất béo lắng đọng trong mô. Chụp X quang và siêu âm ổ bụng có thể cho thấy những thông tin quan trọng liên quan đến nguyên nhân chính gây nên tình trạng lượng đường trong máu tăng cao.

Một số xét nghiệm cụ thể khác có thể được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân chính của bệnh. Bạn cần phải đưa cho bác sỹ thú y bệnh sử chi tiết của chú chó, các triệu chứng khởi phát của nó và những sự cố có thể dẫn đến tình trạng trên. Bệnh sử mà bạn cung cấp có thể giúp bác sỹ thú y có một số đầu mối tìm ra bộ phận/ cơ quan nào gây ra các triệu chứng thứ cấp, ví dụ như các bệnh chưa chẩn đoán của tuyến tụy (viêm tụy, tích tụ amyloid). Các bệnh nhiễm trùng mà chú chó của bạn mắc phải trước đó có thể vẫn chưa được điều trị triệt để là nguyên nhân gây ra lượng đường tăng đột biến trong máu. Nếu chú chó cuả bạn đã từng mắc bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, bạn cần phải nói với bác sỹ thú y.

Điều trị

Bởi vì có nhiều nguyên nhân/ tình trạng làm cho lượng đường trong máu tăng cao, do vậy phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào việc điều trị nguyên nhân cơ bản trước.Trong trường hợp lượng đường trong máu tăng do nguyên nhân sinh lý thì cần phải giảm hoặc hạn chế tình trạng căng thẳng.

Không được phép giảm lượng đường trong máu xuống đột ngột bởi nó có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp. Với những con vật bị mắc bệnh tiểu đường, mức glucose trong máu thường biến động và việc điều chỉnh lượng insulin hoặc các loại thuốc khác có thể giúp giải quyết vấn đề này. Trong một số trường hợp, lượng glucose trong máu tăng cao không có nghĩa là lượng insulin tăng cao và thậm chí tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn điều chỉnh tăng liều lượng insuline lên. Bác sỹ thú y sẽ hướng dẫn cho bạn khi nào cần thiết để điều chỉnh mức insulin.

Chăm sóc

Trong trường hợp chú chó của bạn bị tiểu đường, bạn cần tuân thủ chặt chẽ theo yêu cầu của bác sỹ trong thời gian dài để kiểm soát căn bệnh này. Những con vật này cũng cần phải có chế độ ăn đặc biệt chứa lượng đường thấp. Chế độ ăn giàu protein, carbonhydrat thấp, ít béo, và nhiều chất xơ thường được bác sỹ thú y khuyên áp dụng. Nếu chú chó của bạn bị tiểu đường, bạn cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các hướng dẫn điều trị của bác sỹ thú y đưa ra tránh gây nên biến động lớn về lượng đường trong máu.

Nếu phương án tăng insulin được bác sỹ thú y khuyên dùng thì bạn cần phải tiêm thuốc đúng liều và đúng thời gian quy định. Không bao giờ được phép thay đổi loại insulin hoặc liều lượng sử dụng mà không hỏi bác sỹ thú y trước đó.