Chứng táo bón ở chó

3043
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Táo bón và bí trung đại tiện ở chó

Đại tiện không thường xuyên, đại tiện không hết hoặc khó đại tiện với dòng chất thải (phân) cứng hoặc khô được gọi là táo bón. Bí trung đại tiện (obstipation) là tình trạng táo bón khó kiểm soát hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị y khoa. Bí trung đại tiện là do táo bón kinh niên gây ra, chất thải khô, cứng bị giữ lại trong một thời gian dài; chó mắc phải tình trạng này không thể đi đại tiện.

Triệu chứng và phân loại

  • Căng tức khi đại tiện với lượng phân nhỏ hoặc không có phân
  • Phân cứng và khô
  • Đại tiện không thường xuyên hoặc không đại tiện
  • Một lượng nhỏ phân lỏng có chất nhầy bên trong – đôi khi có máu, được thải ra sau khi bị căng tức khi đại tiện trong thời gian dài (được gọi là buốt mót)
  • Thỉnh thoảng nôn mửa
  • Chán ăn
  • Trầm cảm
  • Đại tràng (ruột già) chứa đầy phân cứng
  • Sưng xung quanh hậu môn

Nguyên nhân

  • Xương nuốt phải
  • Lông/tóc nuốt phải
  • Vật lạ
  • Dư thừa chất xơ trong chế độ ăn uống
  • Uống không đủ nước
  • Vận động ít
  • Chấn thương
  • Tắc nghẽn đường ruột
  • Liệt/yếu cơ – các cơ ở ruột không thể di chuyển phân
  • Canxi trong máu thấp
  • Nồng độ hormone tuyến cận giáp (quan trọng trong sự hấp thu canxi) cao
  • Lượng kali trong máu thấp
  • Nồng độ hormone tuyến giáp trong máu thấp
  • Thay đổi môi trường – nhập viện, di chuyển
  • Không thể đi đến khu vực vệ sinh

Chẩn đoán

Bạn sẽ cần phải cung cấp đầy đủ bệnh sử dẫn đến sự khởi phát các triệu chứng của vật nuôi. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát cho chó, bao gồm xét nghiệm hóa học máu, công thức máu, xét nghiệm chất điện giải và phân tích nước tiểu.

Chụp X-quang là rất quan trọng trong việc quan sát bụng và đường ruột để xác định mức độ nghiêm trọng của táo bón. Siêu âm hình ảnh bụng có thể cho hình ảnh chính xác hơn. Bác sĩ thú y cũng có thể chọn sử dụng phương pháp nội soi đại tràng (một công cụ chẩn đoán được đưa vào đại tràng để quan sát phần bên trong) để chẩn đoán và xác định khối lượng, độ cứng, hoặc tổn thương trực tràng hoặc đại tràng khác.

Điều trị

Nếu chó bị mất nước hoặc bí trung đại tiện (khó kiểm soát tình trạng táo bón hoặc không đáp ứng với điều trị y khoa), thì nó sẽ cần được điều trị nội trú. Liệu pháp truyền dịch sẽ được sử dụng và nếu chó của bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể gây táo bón, chúng sẽ bị ngưng lại hoặc thay thế.

Bổ sung chế độ ăn uống với một tác nhân tạo khối (như cám, methylcellulose, bí ngô đóng hộp, psyllium) thường sẽ hữu ích, mặc dù các tác nhân này đôi khi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tích tụ phân trong đại tràng. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ cần phải chuyển sang một chế độ ăn ít chất cặn cho chó.

Sau khi bác sĩ xác định rằng chó của bạn đã được bù nước đầy đủ, việc loại bỏ phân bằng tay cho chó, khi đã được gây mê toàn thân, sẽ được tiến hành. Nếu tình trạng vón phân không quá nghiêm trọng, các xung quang có thể giúp nới lỏng hoặc đẩy bật cục phân vón, nhưng thường thì chúng phải được loại bỏ bằng tay. Bác sĩ thú y có thể làm điều này bằng tay hoặc sử dụng kẹp. Nếu tình trạng này là mãn tính, bác sĩ thú y có thể cần phải thực hiện một thủ thuật phẫu thuật để loại bỏ một phần đại tràng. Loại phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật cắt phần lớn đại tràng, và có thể được yêu cầu khi bị bí trung đại tiện liên tục, hoặc khi hoàn cảnh cho biết đại tràng đã bị hư hỏng không thể phục hồi.

Chăm sóc

Theo dõi tần suất đi đại tiện và độ rắn của phân của chó ban đầu là ít nhất hai lần một tuần, sau đó là hàng tuần hoặc hai tuần một lần. Liên lạc với bác sĩ thú y nếu bạn nhận thấy phân rất cứng, khô, hoặc chó đang bị căng tức khi đi đại tiện. Tiêu chảy cũng là một nguyên nhân đáng lo ngại, vì nó có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước. Bạn cũng sẽ cần phải liên hệ với bác sĩ thú y nếu nhận thấy tình trạng này. Để ngăn ngừa tái phát, hãy cho chó ăn một chế độ ăn uống được bác sĩ thú y chấp thuận và đảm bảo luôn giữ cho chó hoạt động để các cơ ruột hoạt động bình thường.