Đứt dây chằng đầu gối ở chó

8159
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bệnh dây chằng chéo trước ở chó

Khớp khuỷu chân sau là khớp nối giữa xương đùi và hai xương chân bên dưới (xương chày và xương mác). Khớp khuỷu ở động vật bốn chân tương đương với đầu gối động vật hai chân (ví dụ: con người).

Dây chằng là một dải mô liên kết hoặc mô xơ kết nối hai xương, hoặc sụn ở khớp, dây chằng chéo trước là dây chằng liên kết xương đùi với xương chân bên dưới – giúp khớp khuỷu cố định. Bệnh dây chằng chéo mặt trước (CrCL) hay còn gọi là bệnh dây chằng chéo trước (ACL) là loại tổn thương đột ngột (cấp tính) hoặc diễn ra từ từ, dẫn đến khớp khuỷu không ổn định một phần hoặc hoàn toàn. Tổn thương dây chằng là tình trạng rách dây chằng; nguyên nhân phổ biến gây ra chứng khập khiễng ở chân sau của chó và là nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa khớp (thoái hóa phát triển và là thoái hóa vĩnh viễn ở sụn khớp); tổn thương dây chằng chéo trước có thể là tình trạng dây chằng chéo trước bị rách một phần hoặc đứt hoàn toàn.

Tình trạng này có liên quan tới di truyền hay không hiện vẫn chưa được xác định. Hiểu biết về di truyền sẽ giúp bạn nâng cao tính chủ động trong việc kiểm soát sự khiếm khuyết hoặc bất thường trong cấu trúc (cấu tạo) khớp khuỷu. Hiện tại, theo những kết quả nghiên cứu tìm ra thì tất các các giống chó đều có khả năng bị mắc tình trạng này. Đặc biệt, giống chó Rottweiler và Labrador retriever dưới 4 tuổi, những con chó già trên 5 tuổi, và ở những giống chó lớn từ 1 đến 2 tuổi dễ bị đứt dây chằng trước. Sự chiếm ưu thế về giới tính cũng làm cho những con chó cái đã triệt sản dễ mắc bệnh về dây chằng trước.

Triệu chứng

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này có liên quan đến mức độ tổn thương: có thể là rách một phần hoặc đứt hoàn toàn. Cách dây chằng bị tổn thương cũng là dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng – dựa vào việc dây chằng bị tổn thương đột ngột hoặc bị thoái hóa trong một thời gian dài (mãn tính). Thoái hóa là giảm hoặc mất chức năng hoặc cấu trúc. Dây chằng chéo trước bị tổn thương đột ngột (cấp tính) dẫn đến việc con vật đi khập khiễng không phải do ảnh hưởng của trọng lượng cơ thể, và có dịch trong ổ khớp (được gọi là tràn dịch khớp gối). Chú chó có biểu hiện cong gập cái chân bị tổn thương trong lúc đang đứng. Dấu hiệu nhỏ đáng chú ý là tình trạng con chó bị khập khiễng nhưng không thường xuyên, và tình trạng này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tương ứng với tình trạng dây chằng chéo bị rách một phần, những chỗ rách này thoái hóa dần và phát triển gây ra tình trạng dây chằng bị đứt hoàn toàn. Nếu hoạt động thông thường hàng ngày có thể gây ra tình trạng con chó bất ngờ (cấp tính) bị khập khiễng thì nguyên nhân có thể là do nó đã bị thoái hóa dây chằng.

Giảm khối cơ và yếu cơ (được biết đến với tên gọi teo cơ) ở chân sau – đặc biệt là ở nhóm cơ đùi trước. Nếu tình trạng trên không được chữa trị thì thoái hóa khớp sẽ phát triển nặng lên và trở thành thoái hóa vĩnh viễn do bị viêm và các vấn đề khác đồng thời xảy ra sẽ kích thích dây chằng bị thoái hóa và các cơ xung quanh.

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh dây chằng chéo trước ở chó là do những tổn thương nhỏ lặp lại nhiều lần, và nó tạo áp lực lên dây chằng chéo và gây ra tình trạng dây chằng bị giãn, thay đổi cấu trúc, và thậm chí là bị rách. Những bất thường đối xứng hoặc bất thường trong cấu trúc xảy ra trong giai đoạn hình thành hoặc phát triển (bất thường về cấu tạo) cũng đang bị nghi ngờ là nguyên nhân chính gây nên bệnh dây chằng chéo trước ở chó. Nếu các xương hình thành nên khớp khuỷu bị dị tật, thì dây chằng trước sẽ phải chịu áp lực quá mức và bị chấn thương. Bệnh béo phì cũng là nguyên nhân lớn gây nên bệnh dây chằng chéo trước ở chó, bởi trọng lượng làm tăng tỉ lệ các tổn thương lặp đi lặp lại trên cùng một phần chân.

Một số tình huống có thể làm dây chằng chéo bị thoái hóa là khớp khuỷu bị thương; trong điền kinh, các hoạt động di chuyển mang tính lặp đi lặp lại có thể là nguyên nhân tạo áp lực lên dây chằng; chấn thương nghiêm trọng có thể xuất phát từ những cú nhảy không chuẩn xác hoặc bất kỳ tai nạn nào và chúng sẽ gây ra tình trạng dây chằng bị rách, đầu gối bị thương, ví dụ như trật xương bánh chè (y khoa gọi là trật khớp bánh chè)

Chẩn đoán

Bác sỹ thú y sẽ áp dụng vài quy trình chẩn đoán để tìm nguồn gốc của những thương tổn này. Chẩn đoán đánh giá đứt dây chằng chéo bao gồm test ngăn kéo trước, sử dụng những thao tác cụ thể nhằm đánh giá tình trạng của dây chằng chéo trước, chọc hút dịch từ khớp (chọc ổ khớp hút dịch); nhằm mục đích nghiên cứu các tế bào xem có độc tố, sự xâm lấn của vi sinh vật, hoặc các bệnh miễn dịch trung gian hay không; và nội soi khớp, sử dụng dụng cụ nội soi để có hình ảnh trực quan của các dây chằng, sụn và các cấu trúc khác bên trong và quanh khớp, cũng như nhằm điều trị những khiếm khuyết bên trong khớp.

Điều trị

  • Những chú chó có cân nặng dưới 15kg thì có thể được điều trị ngoại trú; 65 % trường hợp đã cải thiện hoặc hồi phục bình thường trong vòng 6 tháng.
  • Những chú chó có cân nặng trên 15kg cần được chữa trị bằng biện pháp phẫu thuật cố định, chỉ 20% trường hợp đã cải thiện hoặc hồi phục bình thường trong vòng 6 tháng cùng với việc áp dụng biện pháp điều trị y khoa được tiến hành một cách thận trọng.
  • Sau phẫu thuật, sử dụng túi đá và biện pháp vật lý trị liệu (ví dụ như các bài tập phạm vi chuyển động của khớp, massage, và kích thích cơ bằng điện) rất quan trọng đối với sự cải thiện.
  • Kiểm soát cân nặng cũng là một phần quan trọng nhằm làm giảm áp lực lên khớp gối.
    Phẫu thuật cố định được bác sỹ thú y khuyến nghị áp dụng với tất cả những con chó bị bệnh, bởi nó giúp làm tăng tỉ lệ hồi phục, giảm thoái hóa khớp và cải thiện chức năng.

Ngoài phẫu thuật, hàng loạt các biện pháp kỹ thuật khác được áp dụng nhằm bảo vệ xương chày, xương đùi và giúp hồi phục sự ổn định. Biện pháp cấy ghép có thể được sử dụng để sửa dây chằng gắn vào khớp. Nếu bạn muốn một biện pháp thay thế cho phẫu thuật, bác sỹ thú y cũng có thể tư vấn cho bạn liệu pháp điều trị tốt nhất.

Bác sỹ thú y có thể cũng kê thuốc giảm đau và viêm nếu cần.

Chăm sóc

Sau khi đã chẩn đoán được tình trạng bệnh và chú chó của bạn đã trải qua giai đoạn đầu của quá trình điều trị, thì phương án kiểm soát sẽ phụ thuộc vào phương thức điều trị mà bạn và bác sỹ lựa chọn. Hầu hết các biện pháp phẫu thuật đòi hỏi phải mất từ hai đến bốn tháng để hồi phục chức năng. Nếu xác định có bất thường trong cấu trúc, thì tốt nhất không nên cho chú chó của bạn sinh sản để ngăn ngừa tình trạng bệnh di truyền qua gen. Có khoảng 10 đến 15% trường hợp cần tiến hành phẫu thuật lần hai bởi có những tổn thương xảy ra ở sụn đệm (sụn hình lưỡi liềm nằm giữa xương đùi và xương chày). Bất kể kỹ thuật phẫu thuật được áp dụng là gì thì tỉ lệ thành công nói chung với ca phẫu thuật này là trên 85%.