Nhiễm khuẩn (Bệnh Actinomycosis) ở chó

4469
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bệnh Actinomycosis ở chó

Actinomycosis là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn gram dương, phân nhánh, biến hình (có thể thay đổi hình dạng giữa hình que và hình cầu), hình que thuộc chi Actinomyces, phổ biến nhất là loài A. viscosus. Có khả năng sống sót trong điều kiện thiếu khí (vi hiếu khí) hoặc không có không khí (kỵ khí), Actinomyces hiếm khi là tác nhân vi khuẩn duy nhất trong một tổn thương. Nó thường sẽ là một phần của tình trạng nhiễm đa khuẩn với sự xuất hiện của nhiều loại vi khuẩn. Thực tế, thậm chí còn có thể có sự kết hợp giữa Actinomyces với các cá thể khác.

Triệu chứng và Phân loại

  • Đau đớn và sốt
  • Nhiễm trùng vùng mặt hoặc cổ; thường khu trú, nhưng cũng có thể lan rộng
  • Sưng da hoặc áp xe da có vết dẫn lưu; đôi khi có thể có nốt màu vàng;
  • Viêm lớp mô dưới màng bụng, lớp màng trơn láng lót mặt trong bụng (viêm khoang sau màng bụng)
  • Viêm xương hoặc đốt sống (viêm xương tủy), đặc biệt các xương dài như xương chi; tình trạng này thứ phát từ nhiễm trùng da;
  • Khi liên quan đến co rút cột sống, vận động và cảm giác sẽ bị ảnh hưởng (vd: gặp vấn đề về đi lại, xúc giác, v.v.)

Nguyên nhân

Actinomycosis được cho là một nhiễm trùng cơ hội; tức là, giống Actinomyces thường sinh sống trong miệng của chó, nhưng những vết cắt, xước, hoặc vết cắn ở lớp niêm mạc hoặc da có thể gây mất cân bằng môi trường vi khuẩn. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm bệnh nha chu và rối loạn ức chế miễn dịch.

Chẩn đoán

Bạn sẽ cần cung cấp tiền sử sức khỏe đầy đủ của chó, bao gồm khởi phát và bản chất triệu chứng cho bác sĩ thú y. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe tổng quát cũng như xét nghiệm hóa sinh, phân tích nước tiểu, công thức máu, và xét nghiệm chất điện giải. Phim chụp x quang của chó nhiễm actinomycosis thường sẽ xuất hiện sự tạo xương mới có màng (lớp ngoài cùng của xương), xơ cứng phản ứng (cứng xương), và thoái hóa xương (phá cấu trúc xương).

Để có chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ thú y sẽ gửi mẫu mủ hoặc mảnh xương xơ cứng để nuôi cấy. Nhuộm Gram, phản ứng tế bào học và nhuộm acid nhanh cũng có thể được thực hiện.

Điều trị

Ổ áp xe của chú chó sẽ được dẫn lưu và rửa trong vài ngày. Trong một số trường hợp, dẫn lưu penrose sẽ được sử dụng, trong đó một ống cao su mềm sẽ được đặt vào khu vực bị ảnh hưởng để ngăn việc tích tụ dịch. Tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng của tình trạng viêm, bác sĩ có thể cần phải thực hiện tảo thương (rạch mở và/hoặc loại bỏ mô) hoặc loại bỏ xương, trong trường hợp này cần thực hiện phẫu thuật.

Nhiều bác sĩ thú y khuyến nghị việc sử dụng kháng sinh trong vòng ít nhất 3 đến 4 tháng sau khi giải quyết hết các triệu chứng. Điều này sẽ hỗ trợ cho việc chống lại các vi khuẩn liên quan khác.

Chăm sóc

Theo dõi khu vực bị ảnh hưởng xem có các dấu hiệu nhiễm trùng và liên hệ với bác sĩ thú y nếu có các dấu hiệu sau: ngứa, sưng tấy, đỏ và/hoặc chảy mủ. Mặt khác, bác sĩ thú y sẽ lên lịch khám theo dõi định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng thú cưng của bạn về tình trạng tái phát. Việc tái phát nhiễm khuẩn ở khu vực ban đầu có thể xuất hiện trên một nửa số các ca bệnh