Viêm mô tế bào ở chó con

4801
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Viêm mô tế bào ở chó con

Viêm mô tế bào ở chó con (Puppy strangles hay juvenile cellulitis), là một rối loạn da dạng nốt và mụn mủ có ảnh hưởng đến chó con. Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn từ ba tuần đến bốn tháng tuổi, và hiếm thấy ở chó trưởng thành. Mặt, loa tai (phần bên ngoài tai), và các hạch bạch huyết nước bọt là những nơi thường bị viêm nhất. Vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng này, nhưng có những giống đã được chứng minh là dễ mắc bệnh, bao gồm những giống chó golden retriever, dachshund (chó lạp xưởng), và Gordon setter (Setter nâu đen).

Các triệu chứng và phân loại

  • Mặt sưng phù (đột ngột và tình trạng nặng) cấp tính – đặc biệt là mí mắt, môi và mõm
  • Bệnh hạch bạch huyết tuyến nước bọt: một quá trình bệnh ảnh hưởng đến một hạch bạch huyết hoặc nhiều hạch bạch huyết.
  • Da có mụn mủ, mụn nước mà thường xuyên hình thành lỗ rò (phát triển thành một đoạn rỗng); phát triển trong vòng 24-48 giờ
  • Nhiễm trùng tai có mủ
  • Các tổn thương bị đóng vảy
  • Da nhiễm bệnh thường yếu, nhạy cảm
  • 50% các trường hợp mắc bệnh bị hôn mê
  • Chán ăn, sốt, và bị viêm khớp vô khuẩn ở 25% trường hợp bệnh (viêm màng cấp tính, bị rỉ vào khớp, do nhiễm khuẩn)
  • Các nốt mụn mủ vô khuẩn (hiếm) trên thân, cơ quan sinh sản, hoặc trên khu vực quanh
    hậu môn; các tổn thương có thể xuất hiện dưới dạng nốt sần bất thường dưới da có lỗ rò.

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân và sinh bệnh học (nguồn gốc bệnh) vẫn chưa được tìm ra (vô căn)
  • Rối loạn chức năng miễn dịch, nghi do nguyên nhân di truyền

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện một sinh thiết da (mẫu mô) để xác định nguyên nhân gây ra tổn thương.

Điều trị

Nếu chó con được chẩn đoán mắc bệnh viêm mô tế bào, cần phải điều trị sớm và tích cực để tránh để lại sẹo nặng. Corticosteroids sẽ được lựa chọn điều trị. Bác sĩ thú y có thể sẽ kê thuốc mỡ bôi tại chỗ (bên ngoài) để làm dịu và giảm đau, và như là thuốc hỗ trợ cho thuốc corticosteroid. Trong trường hợp kháng thuốc hiếm gặp, có thể cần hóa trị. Chó trưởng thành bị viêm tuyến tụy (viêm dưới da) có thể cần điều trị lâu hơn. Thuốc kháng sinh cũng có thể được kê nếu có bằng chứng bị nhiễm khuẩn thứ phát.

Sinh hoạt và kiểm soát

Hầu hết các trường hợp đều không tái phát bệnh, nhưng có thể để lại sẹo vĩnh viễn, đặc biệt là quanh mắt.